Xử lý những tình huống cấp cứu thường gặp

Xử lý những tình huống cấp cứu thường gặp

Với bản tính hiếu động nhưng chưa nhận thức được những mối nguy hiểm xung quanh, trẻ em rất dễ bị tổn thương khi chơi đùa nếu chẳng may người lớn lơ là đôi chút. Vì vậy bên cạnh việc chăm sóc bé cẩn thận thì việc tìm hiểu cách xử trí đúng trong những tình huống cấp cứu thường gặp là điều rất cần thiết.

ThS-BS Phạm Đình Nguyên-Bệnh viện Nhi Đồng 1

1. Dị vật hay hóa chất bắn vào mắt:

Không nên cho bé dụi mắt hay chà mắt vào tóc của cha mẹ như chúng ta thường làm mỗi khi có hóa chất hay dị vật rơi vào mắt bé vì sẽ khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó hãy khuyên bé chớp mắt nhiều lần, dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước sạch nhỏ mắt liên tục và đắp gạc ẩm trên đường đưa bé đến bệnh viện.

2. Bé nhét dị vật hay côn trùng chui vào tai:

Nếu bé nhét vật lạ hay côn trùng chui vào tai. Bạn đừng nên cố gắng lấy dị vật côn trùng ra khỏi tai vì có thể gây trầy xướt, rách màng nhĩ và đẩy dị vật vào sau bên trong hơn. Điều đơn giản bạn có thể làm trước khi đi trẻ đến bệnh viện là dùng nước oxy già, dung dịch glycerine hay thậm chí cả dầu ăn nhỏ ngập ống tai của trẻ để tiêu diệt côn trùng. Việc này sẽ ngăn chặn côn trùng cựa quậy trong ống tai làm đau bé hay bò vào sâu hơn. Nếu tình cờ phát hiện dị vật chỉ là mảnh đồ chơi hay hạt ngũ cốc trong tai trẻ khi bé đang ngủ, bạn không cần thiết phải thức bé dậy và đi đến bệnh viện giữa đêm khuya. Hãy cứ để bé ngủ ngon giấc và đưa bé đến bác sĩ Tai Mũi Họng vào ngày hôm sau.

3. Dị vật mũi, chảy máu mũi:

Khi bé chảy máu mũi, chúng ta thường cho trẻ ngữa cổ lên hay nằm xuống. Tuy nhiên điều này không chính xác. Hãy cho bé cúi đầu về phía trước và dùng tay ép chặc hai bên cánh mũi lại để giúp nhanh cầm máu và hạn chế khả năng bé nuốt máu xuống bụng gây đau bụng, tiêu chảy, không thể đánh giá được lượng máu mất và đôi khi gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.

Trẻ con thường hay nhét vật lạ vào mũi. Tùy theo tính chất của vật được nhét vào mũi mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Nếu bé nhét viên pin vào mũi thì cần phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để lấy ra vì pin có thể gây bỏng niêm mạc mũi gây thủng rách và để lại nhiều di chứng nặng nề sau này. Tất nhiên sẽ rất tốt nếu dị vật được lấy ra ngay khi bé nhét, nhưng nếu những vật này chỉ là mảnh giấy, hạt đậu, bạn vẫn có thể trì hoãn đưa bé đi bác sĩ đôi chút nếu trời đang tối và nhà quá xa bệnh viện.

4. Nuốt dị vật hay hóc xương:

Thay vì cho bé nuốt cơm, chuối, dùng tay móc họng hay chữa mẹo khi bé nuốt dị vật hay hóc xương hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ lấy xương ngay. Nếu xương bị đẩy xuống sau hơn hay không được lấy ra sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe cạnh cổ, thủng thực quản, nhiễm trùng huyết….

5. Xử trí khi bé bị bỏng:

Khi bé bị phỏng hãy làm mát vết bỏng dưới vòi nước chảy liên tục. Không nên dùng nước đá để chườm, thoa nước mắm hay kem đánh răng vào vết bỏng, tránh không làm vỡ bóng nước vì sẽ làm tình trạng tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu vết phỏng nhỏ, bạn có thể cho bé dùng thuốc giảm đau và thoa dầu mù u hay penthanol và vết bỏng. Tuy nhiên cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng vết bỏng hoặc vết bỏng quá lớn .

6. Trượt té gây bong gân:

Hãy dùng nước đá lạnh để chườm mát thay vì dùng dầu nóng xoa bóp như trước đây chúng ta thường làm. Kê cao chân, cố định phần chi bị tổn thương là một trong những cách giúp giảm đau và giảm phù nề nhanh chóng. Để giảm đau hiệu quả có thể dùng những thuốc giảm đau thông thường như Hapacol, Efferalgan, Parofen… Không nên tự ý đắp hay bó các loại thuốc hay lá cây khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Hãy đưa bé tới bệnh viện trong trường hợp phần chi bị đau sưng nề nhiều, ấn đau nhói, tím bầm và bé rất khó hoặc không thể vận động tay hoặc chân bị đau.

7. Trầy xướt, rách da:

Nếu chỉ là vết trầy xướt hay vết thương nhỏ hãy dùng nước sạch để làm sạch vết thương sau đó sát khuẩn lại bằng những dung dịch như cồn, betadine, oxy già, thuốc tím… rồi dùng băng cá nhân hoặc gạc vô trùng để băng lại.

Dùng gạc ép lên vết thương và dùng băng thun quấn lại để cầm máu tạm thời trong thời gian đưa bé đến bệnh viện nếu vết thương rộng và chảy nhiều máu. Cần chú ý không quấn băng quá chặt vì sẽ gây cản trở sự lưu thông máu nuôi dưỡng chi.

8. Khi bé say nắng:

Khi bé chạy chơi ngoài nắng quá lâu, nhiệt độ môi trường cao khiến trung tâm điều nhiệt sẽ không thể duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể. Lúc này bé sẽ có biểu hiện tăng thân nhiệt, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, nhức đầu, nôn ói… Trong tình huống này, hãy đưa bé vào nơi có bóng mát, cho bé uống nước từ từ từng ngụm nhỏ. Tránh cho trẻ uống một lần quá nhiều nước, nước đá lạnh hay nước ngọt có ga.

9. Ong đốt, côn trùng cắn:

Trẻ có thể gặp nguy hiễm nếu bị ong đốt khi nghịch ngợm chọc phá tổ ong. Nếu bị quá nhiều vết chích trẻ có thể tử vong nhanh chóng. Khi trẻ bị ong tấn công, rết hay bò cạp cắn hãy dùng rữa sạch vùng da bị chích hoặc cắn và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Chườm nước đá trên vùng da bị tổn thương có thể giảm sưng nề và giảm đau hiệu quả.

10. Chó cắn, mèo cào:

Nếu chẳng may bé bị chó mèo cắn hoặc cào hãy dùng xà bông rữa sạch vết cắn dưới vòi nước chảy liên tục và sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn. Nếu vết thương không chảy quá nhiều máu thì không nên băng kín hay bó chặc mà hãy dùng một lớp gạc mỏng vô trùng đắp lên vết thương rồi nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Để tiện cho việc điều trị, nên bắt nhốt chó mèo để theo dõi nhằm phát hiện dấu hiệu của bệnh dại trên những vật nuôi này.

11. Bé bị rắn cắn:

Khi bé bị rắn cắn hãy rữa sạch vết thương dưới vòi nước chảy liên tục, dùng gạc vô trùng đắp lên vết cắn. Kê cao và bất động chân bị cắn và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Tuyệt đối không dùng miệng hút máu từ vết thương, không đắp lá thuốc, không dùng cục đá đen theo kinh nghiệm truyền miệng dân gian bởi vì nếu không được xử trí đúng đắn trẻ có thể tử vong nhanh chóng do những biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan…

12. Tai nạn điện giật:

Trẻ con thường hay tò mò những vật dụng điện tử hay cho tay vào ồ cắm điện vì vậy rất dễ bị điện giật. Nếu chẳng may trẻ bị điện giật cần nhanh chóng tách nguồn điện ra khỏi trẻ bằng cách ngắt điện, mang ủng, đứng trên ván gỗ, dùng cành cây khô kéo dây điện ra khỏi người trẻ. Những nhìn thấy bên ngoài do điện giật thường không tương ứng với những ảnh hường của dòng điện tác động bên trong cơ thể. Tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa nghiệm trọng tổn thương những quan sâu bên trọng, suy thận, rối loạn nhịp tim. Vì vậy sau các bước sơ cứu ban đầu, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để đánh giá tình trạng sức khỏe và theo dõi cẩn thận.

XEM THÊM

KẾT NỐI

Tổng đài hỗ trợ: (08:00- 17h30)
1900 638 008

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VITA SIGNATURE

Giấy CNĐKDN: 0316107415. Ngày cấp 10/01/2020
Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư TP HCM
Đại chỉ đăng ký kinh doanh: 204 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1900 638 008
Email: admin@vitasignature.com

FACEBOOK MESENGER